Tạo website miễn phí

Bạn muốn có một website cho riêng mình nhưng còn e ngại khả năng tài chính eo hẹp của mình ? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo một trang web đơn giản và hoàn toàn miễn phí

Trước tiên chúng ta cần hiểu để xây dựng 1 trang web chúng ta cần những gì. Để đơn giản cho nhưng bạn newbie mình xin giải thích nôm na như chúng ta coi 1 website như một ngôi nhà thì nó sẽ có những thành phần sau:

  • Tên miền website (domain): là địa chỉ trang web của bạn giúp bạn và khách truy cập có thể đi tới đúng trang web của bạn, cũng giống như đia chỉ của ngôi nhà vậy
  • Web Hosting (Host) : là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www, nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Nó cũng giống như mảnh đất để bạn xây 1 ngôi nhà vậy
  • Code tạo web và nội dung trang web giống như vật liệu xây dựng nên ngôi nhà. trong đó giao diện chính là hình ảnh bên ngoài của ngôi nhà còn nội dung trang web sẽ là phần nội thất, mật khẩu admin sẽ là chìa khóa ngôi nhà

  1. Tạo tên miền
    Bạn vào trang web dot.tk để đăng ký cho mình một tên miền miễn phí
  2. Tạo Host
    Đăng ký host free tại
    http://api.hostinger.vn/redir/3604396
Úp code tạo web lên host và Set up code. Nếu chưa có code riêng cho mình bạn có thể dùng tạm code Wordpress free
1. Chuẩn bị:
FTP client: dùng để gửi (upload) mã nguồn WordPress, hình ảnh, video… lên web hosting.
  1. Tôi sử dụng chương trình FileZilla. Bạn sẽ phải sử dụng FTP client khá nhiều trong suốt quá trình hoạt động của website, để cập nhật giao diện (theme), cài đặt plugins và các ứng dụng hỗ trợ khác…
  2. Bạn cần các thông số sau để truy cập tài khoản FTP thông qua chương trình FileZilla (các thông số này thường được nhà cung cấp dịch vụ web hosting gửi qua email sau khi đăng ký dịch vụ):
  3. FTP Server: địa chỉ FTP Server (Ví dụ: ftp.iNET.vn)
  4. FTP Username: tên tài khoản FTP
  5. FTP Password: mật khẩu tài khoản FTP
  6. FTP Port:  21
  7.  
  8. - Tạo cơ sở dữ liệu MySQL và tạo User:
  9. Thông thường khi đăng ký dịch vụ web hosting, bạn sẽ được cung cấp tài khoản để đăng nhập vào hệ thống quản lý (thường là CPanel) cũng như tài khoản FTP. Tại đây bạn có thể tạo và chỉnh sửa database, tạo mới và phân quyền tài khoản MySQL User cho mỗi database, bên cạnh đó bạn còn có thể theo dõi thống kê sử dụng tài nguyên, lưu lượng băng thông…Nếu không rành thì bạn nên nhờ sự trợ giúp từ nhà cung cấp dịch vụ.
  10. Lưu ý: Sau khi tạo xong database, bạn cần phải gán quyền truy cập database cho 1 tài khoản MySQL User.
  11. Bạn cần ghi lại các thông số database sau cho việc cấu hình WordPress:
  12. Database Name: tên database
  13. Database Username (MySQL Username): tên người dùng được quyền truy cập vào database
  14. Database Password: mật khẩu truy cập database của MySQL User
  15.  
  16. 2. Tải source code của WordPress và upload lên web hosting
  17. - Truy cập vào địa chỉ chính thức của WordPress để tải phiên bản mới nhất: http://wordpress.org
  18. - Giải nén bộ source code
  19. - Vào thư mục vừa giải nén tìm file wp-config-sample.php, đổi tên file thành wp-config.php sau đó mở file bằng chương trình notepad có sẵn của Windows.
  20. - Thay thế 3 thông số ở bước 1 (Database Name, Database Username, Database Password) cho 3 mục (database_name_here, username_here, password_here) được khoanh vùng màu đỏ như hình. Lưu file khi hoàn tất.
  21.  
  22. - Mở chương trình FileZilla lên, đăng nhập bằng 4 thông số như bước 1 (xem hình)
  23. *** Hướng dẫn sử dụng FileZilla cơ bản: Bạn có thể hình dung chương trình FileZilla giống như một công cụ giao tiếp giữa máy tính và web hosting, nó có nhiệm vụ chuyển file dữ liệu từ máy tính lên web hosting và ngược lại. Bạn chỉ cần quan tâm đến 3 mục sau:
  24. 1. Thông tin đăng nhập
  25. 2. Local site: Là dữ liệu trên máy tính của bạn
  26. 3. Remote site: Là dữ liệu trên web hosting
  27. Bạn muốn upload file hoặc thư mục nào trên web hosting thì chỉ cần chọn bên mục Local site, sau đó nhấp phải chuột vào file hoặc folder, chọn Upload. Áp dụng tương tự cho việc download dữ liệu từ trên web hosting xuống máy tính.
  28. - Tải toàn bộ nội dung trong thư mục mã nguồn WordPress lên web hosting bằng hai thao tác: 
  29. 1: chọn toàn bộ nội dung(Ctrl + A), 
  30. 2: nhấp phải chuột, chọn Upload
  31. - Đợi khoảng vài phút sau khi hệ thống thông báo Directory listing successful là bạn đã hoàn tất việc tải nội dung lên web hosting!
  32. 3. Truy cập địa chỉ website trên trình duyệt
  33. - Bạn mở Internet Explorer hoặc Firefox để truy cập vào địa chỉ blog (tên miền) của mình: Ví dụ:http://blog.iNET.vn
  34. Một bảng thông báo sẽ hiện ra như sau:
  35. - Bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin giống như ví dụ trên hình là xong.
  36. Lưu ý: Nếu khi truy cập địa chỉ  website (domain) của bạn mà không thấy xuất hiện bảng thông tin trên thì có thể bạn đã điền sai thông số file wp-config.php.
  37. Vậy là bạn đã hoàn thành việc cài đặt WordPress trên web hosting rồi đó!
  38. Chúc bạn thành công!
  39. iNET

Previous
Next Post »